Trong những ngày đầu của các cuộc thi điền kinh. Bề mặt đường chạy được làm bằng các vật liệu đất tự nhiên như cỏ và đất sét. Những vật liệu tự nhiên này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Các đường chạy cao su tổng hợp bắt đầu được sử dụng tại thế vận hội mùa hè Mexico năm 1968. Kể từ đó, các bề mặt cao su tổng hợp đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của bộ môn điền kinh. Hiện nay nó là tiêu chuẩn cho tất cả các cuộc thi điền kinh.

Về bản chất, chúng được xây dựng bằng các hạt cao su tổng hợp liên kết với Latex hoặc Polyurethane. Thường được lắp đặt với độ dày khoảng 13mm trên nền nhựa đường hoặc bê tông. Có thể thiết kế bề mặt đường chạy theo từng lớp và sử dụng các kết cấu khác nhau để có lực kéo và hiệu suất thể thao tối ưu.

Dưới đây là 4 lý do chính để một bề mặt đường chạy cao su tổng hợp là tiêu chuẩn cho các cuộc thi đấu điền kinh hiện nay.

Đường chạy cao su tổng hợp đàn hồi
Đường chạy cao su tổng hợp đàn hồi

Thân Thiện Cho Khớp & Cơ Bắp Của VĐV

  • Khác với chạy trên bề mặt nhựa đường hoặc bê tông. Bề mặt cao su tổng hợp cung cấp khả năng hấp thụ sốc và lớp đệm tuyệt vời, bảo vệ người chạy khỏi các chấn thương khớp liên quan đến va chạm. Bề mặt mềm mại không chỉ hấp thụ tác động và giảm căng thẳng cơ bắp mà còn đủ độ ma sát để người chạy không bị trượt hoặc vấp ngã do sải chân xấu.
  • Trên thực tế, bề mặt cao su tổng hợp làm bằng Polyurethane đã được chứng minh là cải thiện tốc độ chạy 2→3% và giảm 50% chấn thương khi thi đấu so với các bề mặt được làm bằng các vật liệu khác.

Đường Chạy Cao Su – Hiệu Suất Tăng Tốc Tuyệt Vời

  • Bề mặt cao su tổng hợp như một bàn đạp, truyền năng lượng tác động xuống đất trở lại chân, giúp người chạy có thêm năng lượng trong sải chân tiếp theo và tăng tốc độ một cách nhanh nhất.
  • Ví dụ điển hình: Vận động viên điền kinh nổi tiếng người Jamaica Usain Bolt lập kỷ lục thế giới với thời gian là 9,58s trong cuộc thi 100 m và 19,19s trong cuộc thi 200 m vào ngày 16 tháng 8 năm 2009 tại giải đấu IAAF World Championships in Athletics 2009 được tổ chức tại Berlin, Đức trên đường chạy cao su Polyurethane.

Tối Ưu Chi Phí & Giảm Chi Phí Bảo Trì

  • Các vật liệu tự nhiên như bê tông, cỏ và đất sét rất rẻ khi xây dựng ban đầu. Các chi phí khi sử dụng sẽ bắt đầu tăng lên theo thời gian. Chẳng hạn như sửa chữa các lỗ, thêm vật liệu phụ, sơn lại đường Line hoặc san bằng bề mặt. Chưa kể chúng còn dễ bị ảnh hưởng xấu bởi trời mưa, tạo ra các vũng nước.
  • Chi phí ban đầu để xây dựng bề mặt đường chạy cao su là khá cao. Tuy nhiên, độ bền của nó có thể kéo dài tới 20 năm hoặc hơn với chi phí bảo trì thấp. Đồng thời nó gần như miễn nhiễm với các điều kiện thời tiết (mưa, tuyết, v.v.). Một khi đường chạy có dấu hiệu hỏng hóc, hao mòn, việc tái tạo bề mặt có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10→15 năm nữa. Với chi phí thấp hơn nhiều so với việc thi công đường chạy điền kinh hoàn toàn mới.

Cao Su Tổng Hợp – Thân Thiện Với Môi Trường

Hầu hết các bề mặt đường chạy bằng cao su và Polyurethane đều sử dụng vật liệu tái chế. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường. Góp phần bảo vệ môi trường trong tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động hiện nay.

Đường chạy điền kinh
Đường chạy điền kinh

Lời kết

  • Đối với các vận động viên, bề mặt đường chạy không nên quá mềm & quá cứng. Cung cấp khả năng hấp thụ sốc và lực kéo để hạn chế tối đa bị trượt hoặc vấp ngã. Đồng thời cung cấp hiệu suất tăng tốc tốt nhất.
  • Đối với chủ đầu tư, bề mặt điền kinh phải có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Đồng thời dễ bảo trì và tiết kiệm chi phí trong thời gian dài. Tất cả các yêu cầu này sẽ được đáp ứng tốt nhất bởi bề mặt cao su tổng hợp. Vì vậy, bạn nên xem xét nó cho nhu cầu xây dựng đường chạy điền kinh của mình.